Cây kim ngân – ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây Kim Ngân là loài cây tốt lành, mang đến nhiều giá trị ý nghĩa trong phong thủy và rất

được ưa chuộng. Vậy cây Kim Ngân hợp mệnh gì, cách trồng và chăm sóc thế nào cho

đúng?

 

Cây kim ngân là cây gì?

Cây kim ngân có tên khoa học là Lonicera periclymenum, là loài cây cảnh vốn có nguồn gốc từ

khu vực Nam Mỹ, Mexico. Dân gian vẫn thường gọi đây là cây bím tóc, cây thắt bím để chỉ tới

hình dạng độc đáo của loài cây này. Hiện nay, cây kim ngân đã trở thành loài cây cảnh trồng

trong nhà rất được ưa chuộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

 

Đặc điểm cây kim ngân

Cây kim ngân là cây bóng râm, chịu nước tốt, thân cây dẻo dai, chắc chắn, lá to xanh tốt quanh

năm và xòe rộng. Kim ngân thích nghi cả ở nơi ánh sáng yếu nên dù trồng trong nhà cây vẫn

phát triển khỏe mạnh.

Thời gian nở hoa ngoài tự nhiên từ tháng 4 đến tháng 11 và nở vào ban đêm nên mọi người khó

được chiêm ngưỡng sắc đẹp và mùi thơm của hoa. Hoa của cây kim ngân có màu kem nhạt,

trắng hoặc đỏ với mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng. Quả của cây thắt bím hơi giống quả bơ,

tròn như quả trứng khi chín chuyển sang màu nâu nhạt. Bên trong quả chứa từ 10 – 20 hạt.

Ở điều nuôi trồng, cây thắt bím rất khó ra hoa, tuy nhiên, khi nở hoa, bím tóc mang ý nghĩa tài

lộc, may mắn đều nở rộ.

Cây kim ngân có 2 hình dạng:

– Cây cảnh: Cây nguyên bản hình trụ được trồng trong chậu nhỏ hoặc trồng dạng bình thủy sinh.

Thân có thể ghép lại và đan thắt xoắn vào nhau tạo hình bím tóc độc đáo. Lá xanh, mọc xum xuê

thường từ 5 đến 7 lá trên một nhánh.

– Cây ngoài tự nhiên: cây thắt bím trồng ngoài tự nhiên có thể phát triển mạnh, chiều cao thân

đạt đến 6m với thân cây đơn to lớn và có thể ra hoa và kết trái.

Tác dụng của cây kim ngân

Cây kim ngân to lớn trồng ngoài tự nhiên để lấy gỗ, cây trồng trong nhà hoặc để bàn dùng để

làm sạch không khí, tăng cường oxy, đuổi muỗi, trang trí nội thất, tiểu cảnh non bộ. Ngoài ra cây

còn được dùng làm quà tặng khai trương, mừng tân gia với ý nghĩa công danh vững tiến, tiền

bạc sinh sôi.

Cây Kim Ngân thường được dùng làm cây cảnh trong nhà, quà tặng

 

Ý nghĩa của cây kim ngân theo phong thuỷ

Cây kim ngân có kiểu dáng đơn giản, nhẹ nhàng, không cầu kỳ nhưng được xem là loài cây

mang đến sự may mắn, tiền tài cho gia chủ.

Tách nghĩa từng từ trong tên cây thắt bím trong tiếng Hán: Kim nghĩa là tiền, vàng, ánh vàng.

Ngân nghĩa là ngân khố, kho tích trữ, ngân lượng. Ghép lại theo tiếng Hán, cây kim ngân mang ý

nghĩa tiền tài, của cải nhiều, được bảo hộ như cất giữ trong ngân khố.

Nhánh cây kim ngân thường có 5 lá tượng trưng như 5 yếu tố trong ngũ hành phong thuỷ, giúp

cân bằng, hoà hợp hài hoà các nguồn năng lượng Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ cho gia chủ khi

được trồng trong nhà. Lá lúc nào cũng xanh mượt tươi tốt nên rất vượng phong thủy tiền tài, sức

sống mãnh liệt.

Thân cây kim ngân hình trụ to mập mạp, đứng vững chãi hiên ngang có ý nghĩa như bậc trượng

phu, bậc chính nhân quân tử, rộng lượng bao dung. Thân xoắn bện vào nhau là hình tượng cho

sự đoàn kết là sức mạnh, tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Người ta tin rằng nếu bạn đặt

một cây thắt bím ở nơi tiếp xúc với các khu vực liên quan đến tiền, thì nó sẽ mang lại may mắn

và sinh sôi cho chủ sở hữu.

Không chỉ được trồng trong nhà, cây kim ngân còn được trồng trong văn phòng công ty, bàn

làm việc mang ý nghĩa may mắn, chiêu tài, vượng khí tốt lành.

Cây kim ngân thường được trồng trong chậu với số lượng 1 gốc, 3 gốc, 5 gốc. Số gốc mỗi chậu

lại mang ý nghĩa khác nhau:

– Trồng 1 cây trong chậu với thân to, mập là thế “Trụ Thiên”. Thể hiện sự vững vàng, kiên định,

kiên cường và bất khuất. Thế trụ thiên thường được đặt trên bàn làm việc nhắc nhở luôn phải

phấn đầu vì hoài bão, sự nghiệp tương lai.

– Trồng 3 cây trong chậu tết lại với nhau là thế “Tam Tài” hoặc “Phúc – Lộc – Thọ” tượng trưng

cho Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa, những yếu tố thành công trong công việc hoặc sự bền

chặt, song hành giữa cuộc sống và kinh doanh.

– Trồng 5 cây trong chậu tết lại như bím tóc là thế “Ngũ Phúc” mang ý nghĩa song hành, hoà hợp

của Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang. Thường được trồng trong phòng khách gia đình.

Ngoài những lợi ích về phong thuỷ mà cây kim ngân mang đến như mang lại sự may mắn, tiền

tài cho cả gia đình. Trồng cây thắt bím còn giúp tinh thần thoải mái, tâm trí bình yên, thư giãn

giúp thúc đẩy công việc suôn sẻ và trôi chảy.

 

Mệnh nào hợp với cây kim ngân

Về bản chất, cây bím tóc là cây thân gỗ, lá xanh xum xuê quanh năm nên thuộc mệnh Mộc.

Trong phong thủy thì người phù hợp nhất với cây thắt bím là người có mệnh Thủy, mệnh Hoả,

mệnh Mộc vì Thủy sinh Mộc (tương hợp), Mộc sinh Hỏa (tương sinh).

Cây kim ngân là loài cây phong thủy tốt có thể phù hợp với hầu hết mọi người. Nhưng nếu biết

cách phối hợp màu sắc theo mệnh sẽ cân bằng âm dương ngũ hành và nâng cao hiệu quả

phong thuỷ hơn. Đối với người mệnh Thổ và mệnh Kim, tuy không phù hợp để trồng cây kim

ngân nhưng có thể áp dụng nguyên lý vận hành, kết hợp màu sắc đại diện các hành trong âm

dương để tương hỗ nhau.

– Với người mệnh Thổ: Thổ là đất giúp nuôi dưỡng cây để phát triển, vì vậy cây sẽ đâm sâu vào

trong đất để hút dinh dưỡng, nên sẽ tương khắc với mệnh Thổ vì Mộc khắc Thổ. Để cân bằng

giữa Mộc – Thổ thì người mệnh Thổ nên sử dụng chậu trồng cây màu đỏ hoặc màu cam sẽ cân

bằng âm dương ngũ hành hơn. Vì màu đỏ, màu cam là màu của mệnh Hoả mà Mộc sinh Hỏa

còn Hỏa sinh Thổ. Sử dụng chậu trồng cây mệnh Hoả sẽ là bệ phóng giúp người mệnh Thổ phát

triển, vươn xa hơn.

– Với người mệnh Kim: Bản chất tên cây kim ngân đã phù hợp với người mệnh kim, tuy nhiên,

cây lại thuộc hành Mộc mà Mộc sinh Hoả, còn Hoả khắc Kim. Vì vậy, để cân bằng, hoà hợp âm

dương ngũ hành thì người mệnh Kim nên chọn chậu trồng cây bằng đất nung có màu nâu đất

đại diện cho hành Thổ vì Thổ sinh Kim nếu bạn muốn trồng cây kim ngân.

Tuổi nào hợp với cây kim ngân?

Tất cả các tuổi trong 12 con giáp đều phù hợp với loài cây bím tóc, nhưng phù hợp nhất là

những người tuổi Thân, tuổi Tý, tuổi Tuất hay người quản lý tiền bạc chưa tốt, hay long đong lận

đận trong con đường làm ăn, con đường kinh doanh chưa tiến triển tốt, chưa có sự bứt phá

nhiều cơ hội thì sở hữu cây thắt bím này là một điều chính xác.

Đa số những người tuổi Thân, Tý, Tuất đều chân thành, tốt bụng nên thường đặt lòng tốt không

đúng chỗ, dễ bị lợi dụng. Trồng cây kim ngân giúp khắc phục những nhược điểm về tính cách,

dung hoà và chỉ đường cho công việc.

– Với người tuổi Tuất, dù thông minh, nhạy bén, nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác nhưng đôi

lúc khá nóng nảy có thể dẫn đến hỏng việc. Vì vậy, trồng cây thắt bím giúp tĩnh tâm, suy nghĩ

chín chắn nên công việc sẽ thuận buồm xuôi gió hơn. Đặc biệt là những người tuổi Mậu Tuất

sinh năm 1958, 2018 và Giáp Tuất sinh năm 1934, 1994.

– Với người tuổi Tý, dù biết cách kiếm tiền và tích góp của cài nhưng lại thiếu đi sự nhanh nhanh

khi đầu tư. Vì vậy, khi trồng cây kim ngân sẽ giúp người tuổi Tý có nhiều cơ hội và vận may tốt

hơn.

– Với những người tuổi Thân, dù có tính cách cầu tiến, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn và khéo

léo trong trong những việc liên quan đến tiền. Tuy nhiên, đôi lúc cũng lơ là có thể khiến hao hụt

tiền của. Vì vậy, người tuổi Thân trồng cây kim ngân giúp tài vận vững vàng và giữ gìn của cải,

tài sản tốt hơn.

Cây Kim Ngân có thể hợp với mọi tuổi và nhiều cung mệnh khác nhau

 

Nên đặt cây kim ngân ở đâu?

Với ý nghĩa mang đến sự may mắn, tài lộc, vượng khí nên cây bím tóc thích hợp đặt trên bàn làm

việc và quầy thu ngân. Giúp công việc kinh doanh hoạt động suôn sẻ, thuận lợi hơn, tiền của vào

như nước, nhiều cơ hội trong kinh doanh hơn.

Bên cạnh đó, cây kim ngân còn được đặt ở những khu vực lưu giữ tiền như máy tính tiền, két sắt.

Không chỉ mang đến sự may mắn, nhiều cơ hội trong kinh doanh mà còn thu hút sự giàu có cho

gia chủ hay các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cây thắt bím cũng là loại cây xanh với khả năng lọc không khí tốt, thường được đặt ở

những khu vực nhiều người qua lại, nhiều bụi bẩn như hành lang, phòng khách, cạnh cửa ra vào

hay ngoài sảnh chờ.

Ngoài những vị trí trên, cây kim ngân còn thích hợp đặt ở nhiều vị trí khác. Tuy nhiên để phát

huy hiệu quả phong thuỷ thì người trồng cây phải đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và tươi tốt.

 

Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Cây bím tóc khá dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều, có thể trồng trong chậu hoặc trồng

thủy sinh đều sống tốt.

 

Cách trồng cây kim ngân trong chậu

Lựa chọn đất trồng

Đất trồng cây kim ngân nên chọn loại đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng cho cây phát triển.

Hoặc dùng đất tơi xốp trộn lẫn mùn gỗ ủ mục hoặc vỏ trấu để tăng độ thông thoáng, thoát

nước nhanh và giữ ẩm tốt. Hoặc sử dụng đất TS2 với thành phần kích thích rễ ra nhanh, phát

triển tốt.

 

Tần suất tưới nước

Cây kim ngân không cần tưới nhiều nước, nếu trồng trong nhà thì tưới 1 tuần một lần, tưới dạng

phun sương, nếu trồng ngoài trời thì 1.5 tuần một lần tưới ngập gốc sau đó để tự thẩm thấu

xuống đất.

 

Dinh dưỡng cho cây kim ngân

Bón phân vi sinh NPK cho cây, tần suất bón từ 1 đến 2 tháng 1 lần bằng cách hòa vào nước rồi

tưới quanh vùng gốc cây. Giai đoạn cây lớn nhanh thì cần bổ sung thêm. Vào mùa đông thì

không cần bón phân cho cây.

Tạo thế cho cây Kim Ngân xoắn vào nhau khi trồng trong chậu đất

 

Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp

Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp cho cây bím tóc sống trong điều kiện tự nhiên nằm trong khoảng

từ 10 – 40 độ C. Đối với cây thắt bím trồng trong nhà, nhiệt độ phù hợp từ 15 – 25 độ C. Cây kim

ngân có thể bị sốc nhiệt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng quá sang lạnh quá. Vì vậy, khi

chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, bạn hãy đặt trong phòng bình thường cho cây làm quen với

môi trường trước khi chuyển sang phòng điều hoà.

 

Thao tác đặt cây vào chậu

Trước tiên, bạn nên lót phía dưới đáy chậu để thoát nước tốt hơn, sau đó cho đất vào khoảng ½

chậu. Tiếp theo, đưa cây vào chậu và xác định vị trí cây thẳng đứng, nén nhẹ đất cho bề mặt

bằng phẳng. Khi đã trồng cây xong, nên tưới nước thật đẫm quanh gốc cây sau đó chuyển vào

nơi có bóng mát, chờ cây ra rễ mới. Bạn có thể trang trí thêm quanh chậu cây bằng những viên

sỏi hoặc các phụ kiện, tiểu cảnh khác.

 

Cách trồng cây kim ngân thủy sinh

Sử dụng bình thủy tinh để trồng, thủy tinh trong suốt dễ quan sát quá trình dễ hấp thụ dinh

dưỡng, và nhanh chóng phát hiện ra các bệnh liên quan đến cây như nấm hoặc thối rễ. Bạn cần

chú ý một số điều như sau:

– Chỉ nhúng phần rễ cây kim ngân vào nước thủy sinh, không ngâm phần thân sẽ bị thối và chết

cây.

– Lượng nước chế tùy theo chiều cao của bình, nên chế đầy khoảng ⅔ bình sau đó nhúng rễ,

dùng các viên sỏi nhỏ trang trí bề mặt.

– Thay nước khoảng 1 tháng một lần.

* Mẹo nhỏ: Với bình hoặc lọ thủy tinh lớn, bạn có thể kết hợp thả cá vào chậu thuỷ sinh, vừa có

thể làm sạch bọ gậy hoặc các vi tảo gây bệnh cho cây vừa trang trí thêm cho bàn làm việc.

Lưu ý khi trồng Cây Kim Ngân theo kiểu thủy sinh

Chăm sóc cây kim ngân cũng rất đơn giản, cây thích hợp trồng trong môi trường bóng râm, ánh

sáng gián tiếp và nơi có độ ẩm từ trung bình đến cao. Tránh nơi có ánh sáng mặt trời rọi trực

tiếp có thể dẫn đến cháy lá. Nếu cây ở nơi có ánh sáng yếu quá lâu sẽ khiến cây bị yếu và rụng

lá. Tránh đặt cây tại nơi có nhiệt độ cao, khô nóng.

 

Cây kim ngân bị vàng lá khắc phục ra sao?

Tình trạng vàng lá xảy ra vô cùng phổ biến với bất cứ ai từng trồng cây kim ngân trong nhà. Cụ

thể là do một số nguyên nhân như: Cây thiếu độ ẩm cần thiết, không khí trong nhà quá khô, cây

đặt ở nơi nắng quá gay gắt, hoặc cây được tưới quá nhiều nước,…. Tùy thuộc vào nguyên nhân

khiến cây bị vàng lá mà bạn sẽ tìm ra được cách xử lý cho phù hợp. Thông thường, một số cách

khắc phục cây kim ngân bị vàng lá bao gồm:

– Tưới đầy đủ để dưỡng ẩm cho cây hàng ngày, nhưng không nên tưới quá nhiều.

– Đặt cây ở nơi khô ráo, thoáng mát và có gió.

– Có thể bón thêm phân cho cây để ngăn ngừa nguy cơ vàng lá.

 

Xử lý cây kim ngân bị khô héo

Khi trồng cây thắt bím, ngoài bị vàng lá, cây còn bị khô lá, héo lá. Có nhiều nguyên nhân khiến lá

cây bị khô héo. Một số nguyên nhân phải kể đến như: đặt ở vị trí ánh sáng mạnh, dư thừa nước

hoặc thiếu nước, hay đơn giản là lá già nên khô héo. Từ những nguyên nhân trên, chúng ta có

được cách khắc phục như sau:

– Đặt cây ở những vị trí mát mẻ và thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

– Loại bỏ những nhánh lá úa, khô héo và tưới nước đầy đủ cho cây.

– Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng đạm hoặc phân bón ở nồng độ thấp với tần suất

Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng đạm hoặc phân bón ở nồng độ thấp với tần suất

1 lần/tuần. Khi cây đã ổn định và phục hồi, thì tiến hành thay đổi đất trồng bằng loại đất mục

trộn với đất phù sa và phân bón.

 

Cây kim ngân có độc không?

Cây kim ngân là loài cây thuộc họ cây Gạo, thường thì tất cả những loài cây thuộc họ cây Gạo

đều không gây nguy hại cho con người khi tiếp xúc đến thân, cành hoặc lá. Vì vậy, cây bím tóc

không có độc kể cả khi bạn có ăn lá cây. Tuy nhiên, ăn lá cây có thể sẽ dẫn đến tình trạng rối

loạn tiêu hoá dẫn đến đau bụng, đi ngoài thậm chí là buồn nôn.

Ngoài ra, nhựa của cây kim ngân khi tiết ra thì lại chứa độc tố có thể gây hại cho sức khỏe con

người. Do đó, bạn không nên để trẻ em nghịch ngợm cắt lá hoặc cào cấu lên cây để tránh nhựa

cây có thể bắn vào làn da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mua cây kim ngân ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, cây kim ngân được bán rất phổ biến trên thị trường, từ những xe hàng rong bán cây

cảnh đến những cửa hàng, nhà vườn cây cảnh chuyên nghiệp. Thậm chí, cây bím tóc còn được

rao bán trên các gian hàng thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada và Tiki. Vì vậy, việc chọn

mua cây hết sức đơn giản.

Tuỳ thuộc vào kích thước, kiểu dáng và thế cây mà giá cây sẽ khác nhau. Đối với những cây nhỏ

gốc đơn, giá cây kim ngân dao động từ 120.000 đồng – 350.000 đồng. Trong khi đó, giá cây kim

ngân thế Tam Tài, Phúc – Lộc – Thọ, Ngũ Phúc được đặt ở phòng khách, trong phòng làm việc

thường có kích thước lớn và giá thành tương đối cao, dao động trong khoảng từ 1.000.000 đồng

– 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào hình dáng và chất liệu chậu cây mà giá thành cũng sẽ khác nhau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa phong thuỷ, tác dụng, tác hại, cách trồng và

chăm sóc cây thắt bím. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, quý bạn đọc có thể chọn

cho mình một cây kim ngân làm cảnh phù hợp nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *