Cây hồng môn – biểu tượng của tình yêu và lòng hiếu khách

Hồng môn với lá cây hình tim lạ mắt

Cây hồng môn là lựa chọn của nhiều người dùng làm cây cảnh nội thất. Với vẻ ngoài rực rỡ, màu sắc tươi sáng, hoa hồng môn sẽ tô điểm cho không gian sống và góc làm việc của bạn thêm tràn ngập năng lượng.

Đặc điểm

Cây hồng môn còn gọi là hoa hồng môn hay Vĩ Hoa Tròn hoặc hoa Buồm Đỏ. Nó thuộc họ Ráy, là cây sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân cây hồng môn ngắn. Lá cây màu xanh hơi thẫm khi già và xanh nhạt lúc còn non, hình tim thuôn nhọn về đuôi, rộng từ 9 – 15 cm, dài từ 18 – 30 cm, cuống lá hình trụ.

Hồng môn với lá cây hình tim lạ mắt

Hồng môn với lá cây hình tim lạ mắt

Hoa hồng môn có nhiều màu và màu nào cũng rất nổi bật như đỏ, hồng, cam, trắng. Hoa của loại cây này thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc và có dáng hình trụ thuôn dài 3-5 cm màu vàng đính trên mo hoa. Mo hoa dạng phiến, tựa như một chiếc lá hình tim nhưng mang màu sắc rực rỡ.

Hồng môn đỏ rực rỡ

Hồng môn đỏ rực rỡ

Hồng môn cam trẻ trung năng động

Hồng môn cam trẻ trung năng động

Hồng môn hồng tươi tắn

Hồng môn hồng tươi tắn

Hồng môn trắng nhẹ nhàng thuần khiết

Hồng môn trắng nhẹ nhàng thuần khiết

Hoa hồng môn thường có quanh năm, nhất là vào mùa xuân và hạ. Điểm đặc biệt của hoa hồng môn là màu sắc biến đổi. Hoa còn non sẽ đậm màu hơn còn hoa trưởng thành lại nhạt màu hơn. Thậm chí hoa già thường bị phai màu, biến sang sắc trắng pha xanh lục của lá cây.

Có 3 loại cây hồng môn: tiểu hồng môn, trung hồng môn và đại hồng môn. Tùy theo không gian bài trí và sở thích của người trồng mà chọn loại hồng môn nào.

Hồng môn nhỏ xinh để bàn làm việc

Hồng môn nhỏ xinh để bàn làm việc

Chậu hồng môn trung trang trí phòng khách thêm tươi sáng

Chậu hồng môn size lớn sáng rực cả 1 góc phòng

Chậu hồng môn size lớn sáng rực cả 1 góc phòng

Hồng môn trồng trong nước độc và lạ

Bên cạnh việc trồng cây trong đất, thì hồng môn thủy sinh là lựa chọn mới mẻ đối với các bạn yêu loại cây này. Khỏi phải nói về sự độc đáo của các loại cây cảnh thủy sinh vì bộ rễ khỏe mạnh trắng muốt được “khoe trọn” xuyên qua những chiếc bình thủy tinh 1 cách vô cùng sống động.

hồng môn thủy sinh

Hồng môn thủy sinh khoe trọn bộ rễ khỏe mạnh

hồng môn thủy sinh đẹp

Chậu hồng môn thủy sinh để bàn mang vẻ đẹp khó cưỡng

Cây hồng môn mang lại lợi ích gì cho bạn

Tác dụng trước hết của mỗi loài cây cảnh là tăng thẩm mỹ cho không gian. hồng môn thường dùng để trang trí nhà cửa, văn phòng giúp không gian bắt mắt, tràn ngập sức sống.

Chậu hồng môn trang trí phòng tắm

Chậu hồng môn trang trí làm sáng bừng không gian phòng tắm

Cây còn có tác dụng điều hòa không khí trong môi trường nhỏ xung quanh bạn giúp không gian của bạn tươi xanh và hạn chế bớt các chất độc hại cũng như tia bức xạ từ các thiết bị điện tử.

Nếu đang làm việc căng thẳng và mệt mỏi, đưa mắt sang ngắm nhìn chậu hồng môn thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy thư giãn hơn.

Cây hồng môn không chỉ đẹp mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Cây hồng môn không chỉ đẹp mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Ý nghĩa hoa hồng môn

Cây hồng môn trong phong thủy có ý nghĩa là sự trường tồn, tình yêu vĩnh cửu, tài lộc và may mắn. Hồng là sắc màu tượng trưng cho may mắn. hồng môn là biểu thị cho gia môn phú quý. Vậy nên, ngay từ cái tên hồng môn đã mang ý nghĩa tốt lành cho gia chủ. Cây lại có hoa quanh năm nên càng mang lại vận khí tốt, may mắn, phú quý đến cho gia chủ và gia đình.

Trong sự nghiệp, hoa hồng môn đem sự thuận lợi về đường tiền tài đến, giúp sự nghiệp của gia chủ thăng tiến suôn sẻ, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũng tốt lên. Ngoài ra, cây còn thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt, đây là loại cây cảnh rất hợp với người mệnh Hỏa, giúp mang lại may mắn và tiền tài cho gia chủ bản mệnh này.

Hồng môn vừa đẹp vừa nhiều ý nghĩa

Hồng môn vừa đẹp vừa nhiều ý nghĩa thì còn ngần ngại gì mà không sở hữu ngay 1 “em” nào

Ý nghĩa của cây còn thể hiện qua màu sắc của hoa:

  • Hoa hồng môn đỏ thể hiện sự nồng nàn, ấm áp, cuồng nhiệt.
  • Hoa hồng môn cam thể hiện cho hạnh phúc, đam mê, đồng thời cũng thể hiện sự quyết đoán, sáng tạo và niềm tin, sức mạnh bền bỉ.
  • Hồng môn trắng biểu trưng cho sự thuần khiết, thánh thiện, sự khởi đầu thành công và đầy hy vọng.
  • Hồng môn hồng là biểu tượng của tình yêu lãng mạn.
  • Hồng môn xanh lá cây lại là sự kiên trì, khát khao và hy vọng.

Mỗi màu sắc của hoa hồng môn lại mang 1 ý nghĩa khác nhau

Mỗi màu sắc của hoa hồng môn lại mang 1 ý nghĩa khác nhau

        Vị trí đặt cây hồng môn

Có nhiều vị trí trong nhà thích hợp để đặt câyChúng tôi gợi ý cho bạn một số vị trí sau:

  • Cửa sổ, ban công: bất cứ loài cây nào cũng cần có ánh sáng để quang hợp, phát triển. hồng môn còn là loài ưa sáng nên khi để nó ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như ban công, cửa sổ thì cây sẽ sống khỏe, phát triển nhanh, hoa lá tươi tốt và đẻ nhiều nhánh cây con.

Cây hồng môn đặt ở cửa sổ

Cây hồng môn đặt ở cửa sổ giúp cây đón những tia nắng sáng lung linh

  • Bàn làm việc: vì cây có tác dụng hút tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad…nên đặt cây trên bàn làm việc, bàn học sẽ tốt cho mắt và da của chúng ta.

Đặt cây hồng môn ở góc làm việc, học tập

Đặt cây ở góc làm việc, học tập là 1 lựa chọn đúng đắn

  • Nhà hàng, quán cafe, cửa tiệm: hồng môn có ý nghĩa mang lại tiền tài, may mắn nên sẽ tốt cho công việc kinh doanh được thuận lợi.
  • Khách sạn, văn phòng làm việc, công trình nội thất khác: cây sẽ mang lại vẻ đẹp cho cảnh quan, không gian.

Cách chăm sóc cây hồng môn

Việc chăm sóc các cây cảnh trồng trong nhà nói chung cũng không quá khó.

chăm sóc tốt để cây hồng môn luôn khỏe mạnh Hãy thương yêu và chăm sóc thật tốt để cây luôn khỏe mạnh nhé

  • Về ánh sáng: hồng môn ưa sáng nhưng nó cũng là một trong các loại cây cảnh văn phòng nên vẫn có thể sống tốt trong điều kiện ánh sáng ít và ánh sáng nhân tạo như đèn huỳnh quang.
  • Về nước: độ ẩm thích hợp cho cây là khoảng 70 – 80 %. Nếu thời tiết khô nóng thì tưới 2 lần/tuần, còn nếu thời tiết lạnh ẩm thì tưới 1 lần/ tuần. Bạn nên chú ý quan sát cây để thấy biểu hiện khi thiếu hay thừa nước. Nếu khô thì lá cây màu nhạt, vàng lá, héo rũ. Còn nếu thừa nước, rễ cây sẽ thối và cây chết dần.
  • Về nhiệt độ: cây thích hợp với nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15 độ thì cây chậm phát triển, còn nếu cao hơn 30 độ C thì lá cây vàng. Bạn cần chú ý tránh nóng và rét cho cây bằng cách che chắn, đưa cây vào phòng ấm hay mát.
  • Về đất trồng: nên chọn loại đất thịt, tơi xốp, thoáng khí để tránh ứ nước. Bạn nên trộn thêm phân chuồng hoặc phân lân để cây có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Nhân giống cây: phương pháp phổ biến nhất là tách chiết cây con từ cây mẹ. Sau khoảng 4 – 5 tháng thì sẽ ra lá. Tách cây con sát gốc bằng dao sắc, dùng rễ bèo tây bó vết cắt lại, ươm thêm một thời gian cho ra rễ chắc chắn mới trồng vào chậu cảnh.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *